Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN
Mục
tiêu khác là việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của
doanh nghiệp và xã hội. Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng
cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ giảm đáng kể.
Bên
cạnh đó, tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số
lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt
Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII): Số lượng đơn đăng ký sáng chế
và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm; số lượng đơn đăng ký
kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn
hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
tăng trung bình 12 – 14%/năm trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa
Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan
bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN.
(Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030: Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu
ASEAN)
Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và
gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao. Cụ thể:
Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh,
tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 – 10% số sáng chế được cấp văn
bằng bảo hộ; có ít nhất 1 – 2 giống cây trồng được khai thác quyền ở nước
ngoài; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh đáng kể; phát triển được một số ngành công nghiệp có
mức độ sử dụng tài sản trí tuệ cao,
đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên và có lợi thế cạnh tranh, gia tăng
đáng kể đóng góp của các ngành này vào tăng trưởng GDP; chỉ dẫn địa lý, nguồn
gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và
khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; phát triển được
các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác giả và quyền liên quan nhằm
tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sáng tạo đa dạng, chất lượng cao; phấn đấu đến
năm 2030 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên quyền tác
giả, quyền liên quan đóng góp khoảng 7% GDP tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chiến lược đã vạch rõ các
nhiệm vụ về hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; tập trung đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy các hoạt động
tạo ra tài sản trí tuệ; khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí
tuệ; phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ; tăng cường nguồn nhân lực
cho hoạt động sở hữu trí tuệ; hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội;
tích cực, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong đó, đáng chú ý là việc tăng cường phối hợp giữa các
cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ; phối hợp nghiên cứu về việc tăng cường vai trò của tòa
án trong giải quyết các vụ việc về sở hữu trí tuệ. Tăng cường kiểm tra, kiểm
soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số. Tích cực và
chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ;
nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ. Khuyến
khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
của mình. Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư
pháp về sở hữu trí tuệ; phát triển đội ngũ giám định viên sở hữu trí tuệ; thúc
đẩy sự phát triển dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ và dịch vụ tư vấn pháp luật
về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các chương trình khoa
học, công nghệ, hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học hợp tác với doanh
nghiệp theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
trong đó tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển các ngành,
lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh, tạo ra các
công nghệ nguồn, công nghệ lõi.
Thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo kết
hợp với các hình thức đầu tư mạo hiểm nhằm ươm tạo các tài sản trí tuệ từ khâu
hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ đến sản xuất thử
nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi
nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi
mới công nghệ và sáng tạo văn hóa. Hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác
hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình; hỗ trợ đăng ký
bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng.
Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ
Hình thành và phát triển mạng
lưới trung tâm chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ tại các viện nghiên cứu,
trường đại học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc tạo ra và khai thác tài sản
trí tuệ. Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.
Hỗ trợ các viện nghiên cứu, trường đại học thành lập doanh nghiệp để khai thác
quyền sở hữu trí tuệ, rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản
xuất kinh doanh.
Đẩy
mạnh thực hiện cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp có mức độ sử
dụng tài sản trí tuệ cao, tạo ra các sản phẩm có uy tín và chất lượng, thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao. Phát triển thị trường tài
sản trí tuệ lành mạnh theo hướng: Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ
trung gian để tăng cường kết nối cung cầu về tài sản trí tuệ; đẩy mạnh hoạt
động đánh giá, định giá tài sản trí tuệ làm cơ sở thực hiện các giao dịch trên
thị trường…
(Nguồn:
https://sohuutritue.net.vn).
Tổng hợp (Diễm Lệ)